Hiệp ước không xâm lược lẫn nhau giữa Đức và Liên Xô Hiệp_ước_Xô-Đức

Ký kết hiệp ước

Đoàn ngoại giao Đức Quốc xã do Bộ trưởng Ribbentrop dẫn dầu đến Moskva

Ribbentrop bay tới Moskva lúc giữa trưa ngày 23 tháng 8 và ngay lập tức đã đi đến điện Kremlin. Tại đây, cuộc họp kéo dài ba giờ đã kết thúc thuận lợi cho người Đức. Khi thảo luận về dự thảo hiệp ước, Stalin nói: "Hiệp ước này yêu cầu một thỏa thuận bổ sung, mà chúng tôi muốn làm ngay chứ không phải đi bất cứ nơi đâu." Một nghị định thư bí mật về các chi tiết của lĩnh vực được hai bên cùng quan tâm đã được dự thảo. Trong ngày, Hitler đã gửi cùng một bức điện phê chuẩn dự thảo, và Ribbentrop cũng báo cáo về tiến độ thành công của các cuộc đàm phán. Trở ngại duy nhất để ký kết các văn bản chính thức là tuyên bố của Liên Xô đối với hai cửa ngõ Latvia - Liepaya và Ventspils phải được thu hút vào vùng ảnh hưởng của Liên Xô. Hitler đã nhượng bộ điều này.[65]

Phía Liên Xô cũng đòi Đức công nhận các cảng nhỏ LibauWindau ở Latvia nằm trong khu vực ảnh hưởng của Liên Xô. Vì lẽ cả Latvia nằm bên phía Liên Xô của đường phân chia ranh giới quyền lợi Nga-Đức, Hitler nhanh chóng chấp nhận. Sau này, khi nhớ lại sự kiện trên tại Tòa án Nürnberg năm 1946, Ribbentrop nói: "Khi tôi đến Moskva năm 1939 để gặp Nguyên soái Stalin, ông đã thảo luận với tôi về khả năng giải quyết hòa bình cuộc xung đột của Đức và Ba Lan theo hiệp ước Kellogg-Briand, đồng thời ám chỉ rằng nếu ông không nhận được một nửa của Ba Lan và các nước vùng Baltic cùng với Litva chứ không không phải chỉ là một cảng Libau thì tôi có thể bay trở lại ngay lập tức."[66]

Hai văn bản quan trọng nhất là Hiệp ước không xâm lược và Nghị định thư bí mật được ký kết trong phiên họp thứ hai tại Kremlin vào buổi tối. Hai bên đạt thỏa thuận một cách dễ dàng đến nỗi buổi họp kéo dài quá nửa đêm không phải để thương lượng căng thẳng, mà để thảo luận một cách thân mật tình hình thế giới, tình hình từng quốc gia, và với những lần nâng cốc theo thông lệ. Hội nghị đã lên đến đỉnh điểm trong một bữa tiệc, Stalin nâng cốc chúc mừng: "Tôi biết là dân tộc Đức yêu mến vị Quốc trưởng của mình như thế nào; và tôi muốn được nâng cốc chúc mừng sức khỏe của ông ta"[67].

Đáp lại câu hỏi của Stalin về tham vọng của bạn bè của Đức – Ý và Nhật – Ribbentrop trả lời một cách thông suốt và tạo sự an tâm. Đối với Anh quốc, hai bên có những nhận định giống nhau. Stalin thổ lộ với đoàn khách rằng phái bộ quân sự Anh "chưa bao giờ nói cho chính phủ Liên Xô biết họ muốn gì." Ribbentrop đáp lại bằng cách nhấn mạnh rằng nước Anh luôn nỗ lực gây rối cho mối quan hệ Liên Xô-Đức. Ông khoác lác rằng "Anh là nước yếu đuối, và muốn để mặc cho các nước khác đánh nhau để họ thống trị thế giới." Bản ghi nhớ của Đức ghi "Stalin đồng ý một cách hăm hở," và ông nhận xét: "Nếu Anh thống trị thế giới, thì đấy là do những nước khác đã ngu xuẩn để cho bị lừa bịp."

Sau những lần chạm cốc và chúc tụng lẫn nhau giữa hai bên cho đến gần đây còn là hai kẻ thù không đội trời chung, dường như Stalin có vài lo nghĩ về việc liệu Đức Quốc xã có tôn trọng hiệp ước hay không. Khi Ribbentrop chuẩn bị ra về, Stalin nói riêng với ông ta:

Chính phủ Liên Xô có ý định rất nghiêm túc đối với hiệp ước mới. Ông có thể đảm bảo bằng lời nói danh dự của mình rằng Liên Xô sẽ không phản bội bên liên minh với mình.

Nội dung Hiệp ước

Bộ trưởng ngoại giao Đức Quốc xã Ribbentrop ký hiệp ước

Hiệp ước như được phổ biến quy định rằng bên này sẽ không tấn công bên kia. Nếu một bên trở thành "đối tượng của hành động thù địch" do bên thứ ba gây ra, bên kia sẽ "không hỗ trợ cho bên thứ ba bằng bất cứ cách nào." Cả Đức và Liên Xô sẽ không "gia nhập bất kỳ phe nhóm nào trực tiếp hoặc gián tiếp nhắm đến bên kia".

Ngôn từ của những điều khoản chủ chốt hầu như giống y bản thảo của Nga mà Molotov đã trao cho Schulenburg ngày 19 tháng 8 và Hitler điện cho Stalin biết phía Đức chấp thuận. Bản thảo của Nga quy định rằng hiệp ước không xâm lược chỉ có hiệu lực nếu một "nghị định thư đặc biệt" được ký kết cùng lúc và là một phần không thể thiếu của hiệp ước.

Ribbentrop muốn đưa vào phần mở đầu nhấn mạnh sự thành lập quan hệ hữu nghị Liên Xô-Đức, nhưng Stalin nhất quyết loại bỏ. Nhà độc tài Liên Xô phàn nàn rằng "Chính phủ Xô Viết không thể bất thình lình đưa ra cho công chúng sự cam kết về tình hữu nghị sau khi đã bị Quốc xã bôi tro giát trấu trong sáu năm."

Thế là, cuối cùng Hitler đã đạt đến điều ông mong muốn: Liên Xô đồng ý không tham gia với Anh và Pháp nếu hai nước này hỗ trợ Ba Lan.

Nghị định thư Phụ lục Bí mật

"Nghị định thư Phụ lục Bí mật" cho hiệp ước, mà chỉ được biết đến sau khi đệ Nhị Thế Chiến kết thúc vào lúc các tài liệu mật của Đức bị tịch thu.Trong Phụ lục bí mật này 2 nước đồng ý chia Ba Lan, các nước Baltic và Bessarabia, gồm có 4 điểm sau:

1. Trong trường hợp có sự chuyển biến về lãnh thổ và chính trị ở những quốc gia vùng Baltic (Phần Lan (trước đó cũng được xem là thuộc những nước này [68]), Estonia, Latvia, Litva), biên giới phía bắc của Litva [69] sẽ thể hiện biên giới giữa các vùng ảnh hưởng của Đức (Litva) và Cộng hòa Liên bang Xô viết (Estonia, Latvia, Phần Lan).2. Trong trường hợp có sự chuyển biến về lãnh thổ và chính trị ở những lãnh thổ thuộc Ba Lan, các vùng ảnh hưởng của Đức và Cộng hòa Liên bang Xô viết sẽ được phân định ranh giới phỏng chừng bằng các con sông Narew, Wisla và San.3. Ở đông-nam châu Âu, Bessarabia sẽ thuộc vùng ảnh hưởng của Liên Xô.4. "Nghị định thư này sẽ được hai bên xem là tối mật."

Đức và Nga đã đồng ý phân chia ranh giới tại Ba Lan, theo đó vùng phía Tây là toàn quyền của Đức, còn vùng phía Đông (những lãnh thổ mà Ba Lan đã chiếm của Nga năm 1921) sẽ được hoàn trả cho Liên Xô. Và Hitler đã cho Nga được toàn quyền hành động ở vùng đông Baltic.

Cuối cùng, ở đông-nam châu Âu, phía Liên Xô nhấn mạnh họ quan tâm đến Bessarabia, lãnh thổ mà Liên Xô mất về tay Rumani năm 1919, và Đức tuyên bố họ không quan tâm đến lãnh thổ này. Đây là nhượng bộ mà sau này Đức sẽ lấy làm hối tiếc: họ mất nguồn dầu hỏa quan trọng.

Đánh giá tính pháp lý của hiệp ước

Sự phân chia ảnh hưởng của Đức và Liên Xô theo Nghị định thư bí mật (trái) và trên thực tế (phải)

Có nhiều ý kiến trái ngược trong việc đánh giá các khía cạnh pháp lý của hiệp ước. Theo một số ý kiến, bản thân Hiệp ước không xâm lược lẫn nhau (không kèm theo Nghị định thư) không hàm chứa bất cứ điều gì không bình thường và hoàn toàn giống như bất kỳ một hiệp ước không xâm lược khác đã được ký kết trong lịch sử châu Âu đương đại (ý nói đến một hiệp ước tương tự giữa Đức và Ba Lan).[70][71].

A. A. Pronin có một ý kiến khác. Ông đã chỉ ra rằng Hiệp ước đã không có một điều khoản quan trọng được ghi nhận, đó là sự huỷ bỏ hiệu lực của nó nếu một bên ký kết nhưng không giữ cam kết mà lại tiến hành chiến tranh xâm lược bên kia. Đây là một nhược điểm lớn của phía Liên Xô khi soạn thảo Hiệp ước. Trong bản dự thảo hiệp ước của Liên Xô thì tính trung lập là một điều kiện tiên quyết cho việc tuân thủ một tình huống mà trong đó một trong hai bên "phải chịu một hành động bạo lực hay một cuộc tấn công bởi một thế lực thứ ba". Nhưng những từ ngữ cuối cùng của Điều II của Hiệp ước lại giả định rằng "sự trung lập sẽ được thực hiện trong trường hợp một trong hai bên không có đối tượng tấn công hay đối tượng của hành động quân sự của một thế lực thứ ba". Phát biểu như vậy là điển hình của nền ngoại giao Đế chế thứ ba. Ví dụ như Hiệp ước không xâm lược giữa Đức và Latvia và Hiệp ước không xâm lược giữa Đức và Estonia cũng tuyên bố trung lập "trong mọi hoàn cảnh". Nhưng Liên Xô vẫn không tu sửa các cụm từ này. Và kết quả là "hiệp ước này đã mở rộng cửa cho bất kỳ cuộc tấn công nào của Đức, khi một trong hai bên cáo buộc các hành động khiêu khích hoặc bạo lực của một thế lực thứ ba".[72].

A.A. Pronin cũng chỉ ra rằng hiệp ước có liên quan chặt chẽ với nghị định thư bí mật và không thể đánh giá nó theo ý kiến riêng về hình thức cụ thể bên ngoài mà không xét đến tình hình chiến tranh trong thời điểm đó. Nghị định thư bí mật của hiệp ước nằm trong mục tiêu lợi ích của Liên Xô đối với vùng Baltic: Latvia, Estonia và Phần Lan, và của Đức đối với Litva và Ba Lan trên các tuyến sông Narew, Wisla, sông San đến Vilnius, nghĩa là từ Ba Lan đến Litva. Trong trường hợp này, cho dù đó là sự mong muốn xuất phát từ quan điểm lợi ích của các bên tham gia ký kết hiệp ước muốn bảo vệ nhà nước Ba Lan thì vấn đề này dứt khoát phải "đi xa hơn sự phát triển chính trị như trong bất kỳ trường hợp nào cần phải được giải quyết" "bằng một hiệp ước thân thiện". Ngoài ra, Liên Xô nhấn mạnh sự quan tâm của họ đối với vùng Bessarabia, và Đức cũng đã không phản đối lợi ích của Liên Xô tại khu vực này của Rumani. Nghị định thư bổ sung được A. A. Pronin đánh giá là không thể biện minh về tính hợp pháp vì nó liên quan đến các nước thứ ba.[73].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hiệp_ước_Xô-Đức http://www.petrograd.biz/stalin/14-27.php http://mahtrasass.livejournal.com/46977.html http://mahtrasass.livejournal.com/49674.html http://www.tapirr.com/texts/history/suvorov/pravda... http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... http://books.google.de/books?ei=ke--TP6UJ4jOswbRo7... http://books.google.de/books?id=3hQmwTWoqHYC&lpg=P... http://books.google.de/books?id=a8c0AAAAIAAJ&q=Fin... http://www.fordham.edu/halsall/mod/1939pact.html http://d-nb.info/gnd/4011957-9